Mặc dù uống sữa được coi là một thói quen tốt cung cấp chất dinh dưỡng và canxi cho cơ thể, nhưng uống sữa khi bụng đói lại gây hại cho sức khỏe…
Sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như canxi, phốt pho, vitamin B, kali và vitamin D... Thêm vào đó, đây là nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Uống sữa và các sản phẩm từ sữa có thể ngăn ngừa loãng xương và gãy xương , thậm chí giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh.
1. Uống sữa khi bụng đói gây hại gì? 1.1 Uống sữa khi bụng đói gây đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu
Uống sữa khi bụng đói có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa. Lactose có trong sữa khó tiêu hóa hơn nếu không có bất kỳ thức ăn nào khác trong dạ dày, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng hoặc thậm chí là tiêu chảy.
1.2 Biến động lượng đường trong máu
Một tác dụng phụ nghiêm trọng khác của việc uống sữa khi bụng đói là làm cho lượng đường trong máu dao động. Sữa có chứa lactose, một dạng đường, nếu uống sữa khi bụng đói có thể gây ra tình trạng lượng đường trong máu tăng nhanh.
Điều này đặc biệt đáng lo ngại đối với những người không dung nạp lactose hoặc nhạy cảm với insulin . Những đợt tăng lượng đường đột biến này có thể dẫn đến tình trạng năng lượng giảm sút vào cuối ngày.
Uống sữa khi bụng đói có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe.
1.3 Sự hấp thụ chất dinh dưỡng
Uống sữa ấm ngay từ sáng sớm khi bụng đói, có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng từ các bữa ăn sau của cơ thể. Điều này chủ yếu xảy ra do canxi và protein có trong sữa, cản trở quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng như sắt từ bữa sáng của bạn.
1.4 Nguyên nhân gây tăng cân
Đối với những người đang trên hành trình giảm cân, hãy đảm bảo tránh uống sữa bằng mọi giá khi bụng đói. Mặc dù sữa là thức uống lành mạnh, nhưng bắt đầu ngày mới bằng sữa có thể không phải là cách tốt nhất để kiểm soát cân nặng đối với một số người.
Một cốc sữa có thể làm tăng lượng calorie bạn nạp vào cơ thể khá nhiều, và chỉ uống mình sữa sẽ không làm bạn cảm thấy no. Điều này khiến bạn khó kiểm soát lượng calorie trong ngày hơn dễ dẫn tới tăng cân.
1.5 Trào ngược axit
Nếu bạn là người thường xuyên bị trào ngược axit , hãy cố gắng tránh uống sữa khi bụng đói. Bắt đầu ngày mới bằng sữa ấm có thể gây ra vấn đề mà nguyên nhân chủ yếu xảy ra do chất béo có trong sữa, có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới, cho phép axit dạ dày di chuyển trở lại thực quản, gây khó chịu.
1.6 Phản ứng dị ứng
Một tác dụng phụ nghiêm trọng khác của việc uống sữa khi bụng đói là dị ứng . Những phản ứng dị ứng này có thể từ nhẹ như ngứa hoặc nổi mề đay đến các trường hợp nghiêm trọng hơn, bao gồm khó thở.
Bất kỳ ai bị dị ứng với sữa đều cần tránh xa sữa hoàn toàn (bất kể là vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày).
1.7 Rối loạn sức khỏe đường ruột
Uống sữa khi bụng đói có thể làm mất cân bằng vi khuẩn có lợi trong ruột ở một số người. Lactose lên men trong ruột, dẫn đến đầy hơi, chướng bụng và thay đổi thói quen đại tiện. Duy trì đường ruột khỏe mạnh là điều quan trọng để có sức khỏe tổng thể.
2. Uống sữa vào thời điểm nào là thích hợp?
Mặc dù uống sữa khi bụng đói có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe, nhưng không nên coi đây hoàn toàn là một loại thực phẩm xấu. Tiêu thụ sữa vào thời điểm thích hợp để tận hưởng tối đa lợi ích và an toàn cho sức khỏe.
Uống sữa vào bữa sáng cùng một số loại thực phẩm khác, như kết hợp thức uống này với một ít bánh quy, một bát trái cây; thêm sữa vào sinh tố sau khi tập luyện và vào đồ uống trước khi đi ngủ.