“Lạm phát đang rất cứng đầu và lan rộng hơn những gì chúng ta đã nghĩ. Và điều đó có nghĩa là các ngân hàng trung ương cũng cần phải cứng rắn trong cuộc chiến chống lạm phát”, bà Georgieva nói...
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristanlina Georgieva - Ảnh: Reuters.
Các ngân hàng trung ương phải kiên nhẫn trong cuộc chiến chống lại sự leo thang của lạm phát, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristanlina Georgieva đưa ra khuyến nghị ngày 14/9, nói rằng nhiều chuyên gia kinh tế đã sai khi đưa ra dự báo vào năm ngoái rằng lạm phát sẽ suy yếu.
“Lạm phát đang rất cứng đầu và lan rộng hơn những gì chúng ta đã nghĩ. Và điều đó có nghĩa là các ngân hàng trung ương cũng cần phải cứng rắn trong cuộc chiến chống lạm phát”, hãng tin Reuters dẫn lời bà Georgieva.
Nếu chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ phát huy tác dụng, năm tới tình hình lạm phát sẽ bớt căng thẳng hơn - người đứng đầu IMF phát biểu tại một sự kiện ở Washington có sự tham gia của ông Francois Villeroy de Galhau, nhà hoạch định chính sách người Pháp tại Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Nhưng nếu không được căn chỉnh phù hợp, chính sách tài khoá có thể trở thành “kẻ thù của chính sách tiền tệ vì ‘tiếp lửa’ cho lạm phát”, bà Georgieva cảnh báo.
IMF cảnh báo rằng giá dầu cao đang đẩy giá tất cả hàng tiêu dùng lên, có thể dẫn tới một vòng xoáy tăng lươngkhi người dân lo rằng giá lương thực và giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng, họ bắt đầu yều cầu mức lương cao hơnvà điều này sẽ dẫn đến hiệu ứng tầng 2: lạm phát lõi tăng dai dẳng.
Những phát biểu này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Mỹ công bố báo cáo cho thấy lạm phát ở nước này bất ngờ tăng trong tháng 8, bất chấp giá xăng dầu giảm và chủ yếu do giá thuê nhà và thực phẩm tiếp tục leo thang.
Trả lời phỏng vấn kênh CBS News, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen nói bà tin rằng lạm phát “sẽ giảm dần theo thời gian” nhờ các động thái thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed. Bà Yellen nói chính quyền Tổng thống Joe Biden đang cố gắng bổ sung cho chiến dịch chống lạm phát của Fed.
Bà Georgieva nói sự leo thang bất ngờ của lạm phát “chỉ là một mảnh nhỏ trong số những bất ổn mà khó khăn” mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt. Cả đại dịch Covid-19 và chiến tranh Nga-Ukraine đều là những nhân tố góp phần đẩy giá cả tăng cao, gây ra một cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.
Trong một bài blog, IMF cảnh báo rằng giá dầu cao đang đẩy giá tất cả giá tiêu dùng lên, có thể dẫn tới một vòng xoáy tăng lương nếu các hiệu ứng tầng 2 (second-round effect, khi người dân lo rằng giá lương thực và giá xăng dầu sẽ tiếp tục tăng, họ bắt đầu yều cầu mức lương cao hơn, và điều này sẽ dẫn đến hiệu ứng tầng 2: lạm phát lõi tăng dai dẳng) duy trì. IMF cũng nói rằng các ngân hàng trung ương nên có phản ứng “cứng rắn”.
Khi lạm phát đã cao như hiện nay, tiền lương thường có xu hướng tăng nhiều hơn so với lạm phát để phản ứng với một cú sốc giá dầu - theo IMF. Nhận định này được rút ra từ một nghiên cứu thực hiện tại 39 quốc gia châu Âu bởi các chuyên gia IMF. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân có khuynh hướng phản ứng nhiều hơn với sự gia tăng giá cả khi lạm phát cao gây ra sự xói mòn mức sống rõ rệt - IMF cho hay, đồng thời nhấn mạnh rằng hiệu ứng tầng 2 càng lớn thì rủi ro xảy ra một vòng xoáy tăng lương tiếp diễn càng lớn.
“Nếu lớn và kéo dài, cú sốc giá dầu có thể dẫn tới sự leo thang dai dẳng của lạm phát và kỳ vọng lạm phát, và điều đó cần phải được xử lý thông qua phản ứng chính sách tiền tệ”, IMF nhấn mạnh và lưu ý rằng người dân thường có khuynh hướng đòi hỏi tiền lương cao hơn khi giá xăng dầu tăng.
Tuy nhiên, theo IMF, ngay cả trong một môi trường lạm phát cao, tiền lương thường ổn định sau 1 năm thay vì tiếp tục tăng với một tốc độ chóng mặt.
“Chỉ cần các ngân hàng trung ương giữ được sự cảnh giác cần thiết, tình trạng lạm phát cao hiện nay vẫn có thể dẫn tới mức lương cao hơn để bù đắp chi phí sinh hoạt, nhưng chưa chắc diễn biến thành sự gia tăng kéo dài của lạm phát”, IMF nhận định.