Phát triển nuôi trồng thủy sản phải gắn với bảo vệ môi trường bền vững

30/08/2022 14:16
Trao đổi với PV Lao Động, ông Trần Đình Luân - Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-NNPTNT)- nhấn mạnh: Thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngành thủy sản đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2025, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 5,6 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 7,8 tỉ USD/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình 4%/năm.

 

Ngành chủ động sản xuất, cung ứng được trên 50% nhu cầu tôm sú bố mẹ và trên 25% nhu cầu tôm thẻ chân trắng bố mẹ, trên 70% nhu cầu cá tra bố mẹ chọn giống; chủ động sản xuất, cung ứng đủ con giống các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn.

Đến năm 2030, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 12 tỉ USD/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình trên 4,5%/năm."Cần đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu mối thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất cho trên 50 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và vùng sản xuất giống tập trung. Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ, đảm bảo đầu ra ổn định cho trên 50% sản lượng sản phẩm nuôi trồng thủy sản" - ông Trần Đình Luân nói. Phát triển theo hướng thân thiện với môi trường

Cũng theo Tổng cục trưởng Trần Đình Luân, Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021–2030 nêu rõ mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó phát triển theo nhóm, loài, đặc biệt là các ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao như tôm, cá tra, cá biển, tôm hùm, nhuyễn thể, cá nước lạnh…;

Áp dụng kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất để tiết kiệm nước, nhiên liệu, thân thiện môi trường, hướng tới không sử dụng kháng sinh trong sản xuất, tạo sản phẩm có chất lượng, giá trị cao, đáp ứng các yêu cầu của thị trường; nuôi có chứng nhận...

Phát triển nuôi trồng thủy sản phải gắn với bảo vệ môi trường bền vững

Mô hình nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, thân thiện với môi trường của Công ty C.P tại Bình Định. Ảnh: D.Phương

“Mục tiêu là xây dựng, phát triển các cơ sở nuôi, vùng nuôi trồng thủy sản an toàn bệnh dịch, trong đó ưu tiên các đối tượng thủy sản nuôi chủ lực và đối tượng nuôi có giá trị sản phẩm hàng hóa lớn. Xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng nước nuôi thủy sản, nước thải từ vùng nuôi trồng thủy sản.

Cần khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản tập trung; áp dụng công nghệ mới trên nền tảng số để đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và thông tin kịp thời kết quả quan trắc để người sản xuất chủ động, xử lý các sự cố về môi trường và dịch bệnh” – ông Trần Đình Luân nhấn mạnh.

Theo đó, cần phát triển các mô hình hợp tác và liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, cần nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghệ nuôi phù hợp, thân thiện môi trường, tiết kiệm nước, nhiên liệu, nguyên liệu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên; hạn chế dùng thuốc, hóa chất có nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường, an toàn thực phẩm.

Đẩy mạnh chuyển đổi sang ứng dụng công nghệ tự động hóa ở các khâu liên quan đến an toàn lao động và yêu cầu xử lý nhanh các tình huống như thu hoạch, bảo quản sản phẩm, quan trắc, cảnh báo môi trường, truy xuất nguồn gốc. Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ 4.0, công nghệ chuỗi khối (blockchain) trong sản xuất, quản lý vùng nuôi và truy xuất nguồn gốc…

Xuất khẩu Thủy sản Cá tra Công nghệ Tài nguyên thiên nhiên Cần sớm thành lập tổ chức kiểm ngư theo Luật Thủy sản Ngư dân Bình Thuận chung tay tái sinh nguồn lợi thủy sản và cùng hưởng lợi

Theo Nguồn laodong.vn

Phát triển nuôi trồng thủy sản phải gắn với bảo vệ môi trường bền vững - Kinh Doanh