Các cụ nói, “30 tuổi nhìn con, 40 tuổi nhìn tiền tài, 60 tuổi nhìn quan tài”: Tại sao lại vậy?

17/02/2023 11:16
Các cụ nói, "“30 tuổi nhìn con, 40 tuổi nhìn tiền tài, 60 tuổi nhìn quan tài”: Tại sao lại vậy?

 Ông cha ta gói gọn cuộc đời con người qua vẻn vẹn một câu nói: “30 tuổi nhìn con, 40 tuổi nhìn tiền tài, 60 tuổi nhìn quan tài”, câu nói này có ý nghĩa gì?

Ca dao tục ngữ là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, là sự kết tinh giữa những kinh nghiệm sống cùng với trí tuệ của cổ nhân. Người xưa với kinh nghiệm từng trải nên đối với thế giới này họ nhận thức sâu sắc và thấu tỏ. Ông cha ta gói gọn cuộc đời con người qua vẻn vẹn một câu nói: “30 tuổi nhìn con, 40 tuổi nhìn tiền tài, 60 tuổi nhìn quan tài”.

30 tuổi nhìn con cái

Các cụ nói, “30 tuổi nhìn con, 40 tuổi nhìn tiền tài, 60 tuổi nhìn quan tài”: Tại sao lại vậy?

Sau khi bước vào tuổi 20, chúng ta về cơ bản đã trưởng thành hơn. Ở độ tuổi này, ai muốn thành công cũng đều phải mạnh dạn bươn chải ngoài xã hội để học hỏi, tìm kiếm những cơ hội, phấn đấu nỗ lực để gây dựng nền tảng cuộc sống sau này. Đến gần độ tuổi 30, người ta thường sẽ nghĩ về việc lập gia đình, bởi người xưa cho rằng “an cư mới lạc nghiệp”, con người khi có gia đình sẽ có động lực và trách nhiệm hơn.

Tuổi 30 là độ tuổi đẹp trong đời người, cũng là bước ngoặt quan trọng, nhiều cặp vợ chồng sẽ chọn sinh con ở độ tuổi này. Bởi dù là nam hay nữ, ở độ tuổi này cơ bản đã trưởng thành hơn trong suy nghĩ, cách sống cũng như thể chất. Bởi vậy, sau khi kết hôn xong, kế hoạch có con ngay sau đó là điều hoàn hảo. Trải nghiệm làm cha, làm mẹ cũng mang lại cho con người ta nhiều niềm vui, nhiều cảm xúc, có nhiều động lực để phấn đấu.

40 tuổi nhìn tiền tài

Đến độ tuổi 40, phần lớn gánh nặng trên vai chúng ta chính là áp lực kinh tế gia đình. Đối với người đàn ông, ở giai đoạn này họ không chỉ có vợ con cần phải chăm sóc mà còn cần có trách nhiệm với cha mẹ già.

Có một học học giả nói một câu rất tâm đắc về độ tuổi 40 này: “Đàn ông đến tuổi trung niên thường cảm thấy cô đơn, bởi mỗi ngày tỉnh dậy họ chỉ nhìn thấy những người muốn dựa dẫm vào mình, còn những người mà họ có thể dựa vào lại không có ai”.

Các cụ nói, “30 tuổi nhìn con, 40 tuổi nhìn tiền tài, 60 tuổi nhìn quan tài”: Tại sao lại vậy?

Nếu trong giai đoạn này, bạn không có tiền để duy trì sinh hoạt hằng ngày, vậy thì cả gia đình bạn sẽ khó mà tồn tại nổi. Để có tiền sống qua ngày, bạn sẽ phải làm lụng vất vả để kiếm tiền, bởi vậy, độ tuổi 40 cũng là độ tuổi vất vả nhất trong đời. Trong cả đời người, tuổi 40 giống như một đường ranh giới, tách biệt nửa đời sau với sự lông bông, mờ mịt của tuổi hai mươi, ba mươi. Áp lực công việc, áp lực cuộc sống, tất cả đè nặng lên vai khiến cho một người 40 tuổi càng thêm phần sỏi đời.

Bởi vậy, để đỡ áp lực tuổi 40, bạn cần chăm chỉ làm việc và dành dụm một số tiền nhất định, trước đó không được tiêu xài hoang phí và chi tiêu vô độ, tránh tình trạng rơi vào hoàn cảnh khó khăn về kinh tế.

60 tuổi nhìn quan tài

Các cụ nói, “30 tuổi nhìn con, 40 tuổi nhìn tiền tài, 60 tuổi nhìn quan tài”: Tại sao lại vậy?

Cuộc đời không ngắn nhưng cũng chẳng dài, chớp mắt đã bước sang tuổi 60, giai đoạn cuối của cuộc đời. Khi đến độ tuổi 60, đắng, cay, mặn, ngọt con người đều đã nếm mùi. Lúc này, con người thường ngồi lại bên tách trà, chiêm nghiệm về quá khứ, tận hưởng những giây phút bình yên.

Vào độ tuổi ngoài 60, con người không còn nhiều sinh lực và sức khỏe để theo đuổi những khát vọng như thời còn trẻ. Họ chợt nhận ra, dù bản thân đạt được thành tựu gì, tiền tài địa vị có nhiều đến mấy, đến một ngày cũng như gió thoảng mây trôi. Điều quý giá nhất trong cuộc đời chính là có một sức khỏe dồi dào, một nội tâm an bình. Sống hơn nửa đời người vì sự nghiệp, vì gia đình, vì con cái nhiều rồi, đã tới lúc tự tận hưởng niềm vui cuộc sốn, sẵn sàng đón nhận mọi thứ, kể cả giã từ cõi trần đi về với tổ tiên vĩnh hằng.

 

Theo Nguồn phunutoday.vn

Các cụ nói, “30 tuổi nhìn con, 40 tuổi nhìn tiền tài, 60 tuổi nhìn quan tài”: Tại sao lại vậy? - Cuộc Sống