( PHUNUTODAY ) - Võ Tắc Thiên được biết đến là nữ quân vương giàu nhất trong lịch sử Trung Quốc, với tài sản ròng ước tính 16.000 tỷ USD.Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên (624-705) chính là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất của Trung Hoa thời phong kiến.
Võ Tắc Thiên được biết đến là nữ quân vương giàu nhất trong lịch sử Trung Quốc, với tài sản ròng ước tính 16.000 tỷ USD. Khối tài sản khổng lồ của bà được cho là bắt nguồn từ quá trình vươn lên đỉnh cao quyền lực đầy mưu mô và đẫm máu. Các nhà sử học cho biết, Võ Tắc Thiên nổi tiếng tàn nhẫn, thậm chí còn sát hại con ruột. Bà cũng phế truất ngôi vị của những người con trai từng làm vua nhà Đường trước đó.
Dưới triều đại 15 năm của Võ Tắc Thiên, bà mở rộng đế chế của quốc gia sang Trung Á, chứng kiến nền kinh tế thịnh vượng nhờ việc buôn bán trà và lụa với các nước phương Tây trên Con đường tơ lụa. Ngày nay, Võ Tắc Thiên vẫn là một nhân vật gây tranh cãi đối với hậu thế nhưng không thể phủ nhận những đóng góp đáng kể trong việc hỗ trợ sự phát triển của Trung Quốc vào thời điểm đó.
Những giai thoại, câu chuyện và chứng tích lịch sử đã vẽ nên một hình ảnh đa diện của Võ Tắc Thiên với đầy đủ công và tội. Người phụ nữ từng kinh qua vị trí Tài nhân, Chiêu nghi, Hoàng hậu, Hoàng thái hậu, Hoàng đế, Thái thượng hoàng này luôn là đề tài tranh luận cho các nhà sử học từ xưa đến nay. Cuộc đời bà vì thế cũng là cảm hứng sáng tạo của rất nhiều nhà làm phim.
Catherine Đại đế
Catherine Đại đế (1729-1796) là người phụ nữ trị vì lâu nhất trong lịch sử Nga.
Giá trị tài sản ròng ước tính của bà lên tới 1,5 nghìn tỷ USD. Lên ngôi vào năm 1762, nữ hoàng của đế quốc Nga được quyền thừa kế và kiểm soát rất nhiều diện tích đất đai, tài sản và thâu tóm quyền lực chính trị.
Theo thống kế vcuar trang Luxuo, các khoản đầu tư của bà trị giá 5% GDP của Nga, tương đương 1,5 nghìn tỷ USD ngày nay.
Isabella I
Isabella I xứ Castile (1451-1504) được ca ngợi là một trong những nữ hoàng vĩ đại nhất của lịch sử Tây Ban Nha. Sau khi kết hôn với anh họ là Ferdinand II của xứ Aragon, lãnh thổ bà cai trị được mở rộng ra, đồng nghĩa với việc khối tài sản tăng lên nhanh chóng.
Theo Celebrity Net Worth, thu nhập hàng năm của bà đến cuối đời là 1,45 triệu ducat (đơn vị tiền tệ bằng vàng khi đó). Làm một phép tính đơn giản như sau: 1.000 ducat tương đương với khoảng 110,7 ounce vàng, mỗi ounce vàng hiện nay có giá khoảng 1.230 USD, tức là thu nhập của nữ hoàng quy ra tiền hiện đại là khoảng 5 tỷ USD/năm. Trong 30 năm trị vì, số tiền nữ hoàng kiếm được không dưới 150 tỷ USD.
Cleopatra VII
Cleopatra VII (69–30 TCN) cai trị Ai Cập từ năm 51 TCN đến năm 30 TCN. Bà được xem là nữ hoàng tài giỏi và nổi tiếng bậc nhất trên thế giới khi vào thời kì bà cai trị, bà nắm trọn Ai Cập trong lòng bàn tay nhờ các chiến thuật thao túng chính trị sắc sảo, kiểm soát các ngành công nghiệp chủ chốt như lúa mì, giấy cói, sáp thơm,...
Với nhan sắc xinh đẹp cùng sự thông thạo nhiều ngoại ngữ, Nữ hoàng Cleopatra VII được cho là có quan hệ tình cảm và xây dựng liên minh quân sự với các nhà lãnh đạo La Mã Julius Caesar và Mark Antony. Nhờ đó mà sau những cuộc chiến tranh khốc liệt, kinh tế của Ai Cập vẫn thoát khỏi tình trạng kiệt quệ và ngày càng phát triển hơn. Khối tài sản của bà quy ra tiền hiện đại rơi vào khoảng 96 tỷ USD.
Hatshepsut
Hatshepsut (1507–1458 TCN) vốn có xuất thân cao quý khi là con gái của pharaoh Thutmosis I, chị cùng cha khác mẹ và sau này là vợ của pharaoh Thutmosis II. Lên ngôi sau khi chồng qua đời, nữ hoàng Hatshepsut nhanh chóng nắm quyền kiểm soát và bộc lộ khả năng trị vì đất nước tài tình khi đưa đế chế Ai Cập cổ đại khi đó trở nên thịnh vượng, giàu có. Từ đó, không chỉ đất đai, châu báu mà bà còn là người kiểm soát các mỏ vàng, đồng và đá quý. Chỉ tính riêng các mỏ vàng của bà quy ra tiền hiện đại rơi vào khoảng 2 tỷ USD.
Bảng lương mới của lãnh đạo, công chức, viên chức thay đổi thế nào khi Cải cách tiền lương 2024?Tháng 11/2023: 4 trường hợp này không cần đăng ký biển số xe định danh, cũng chẳng lo CSGT xử phạt